Máy chấm công vân tay vào thị trường Việt Nam vào năm 2006 và được sử dụng phổ biến từ năm 2008 đến nay. Mỗi người tham gia chấm công thì được đăng ký dấu vân tay và được lưu vào máy chấm công, việc chấm công được thực hiện khi vào công sở làm việc hay rời khỏi công việc ra về thì nhân viên đặt vân tay lên bề mặt tiếp xúc đầu độc vân tay để máy thực hiện quét vân tay và xác nhận. Việc tiếp xúc chung trên cùng một điểm tiếp xúc thì nhiều người rất lo ngại việc lây lan các loại vi rút dịch bệnh nguy hiểm nếu có xãy ra. Do đó, chúng tôi giới thiệu thêm một số dòng máy chấm công sử dụng thêm các sinh trắc học để chấm công không tiếp xúc như khuôn mặt (Face ID) và lòng bàn tay (Palm) để quý khách hàng an tâm trang bị và sử dụng. Như vậy, máy chấm công không tiếp xúc là loại máy chấm công sử dụng khuôn mặt, lòng bàn tay hoặc sử dụng thẻ cảm ứng để xác nhận chấm công, danh sách các loại máy phổ biến hiện được liệt kê bên dưới.
Ngoài ra, Các thiết bị có thể trang bị thêm Camera dò thân nhiệt và tính năng kiểm tra khẩu trang để xác nhận cho ra vào cửa như các mẫu máy SpeedFace V5L[TD], ProFace X[TD].
Vì các máy chấm công thế hệ mới sử dụng hình ảnh khuôn mặt và lòng bàn tay nên việc lưu trữ và truyền tải các dữ liệu chiếm nhiều bộ nhớ và băng thông đường truyền. Cho nên, việc kết nối trực tiếp giữa phần mềm và các thiết bị theo phương pháp cũ Standalone rất tốn nhiều thời gian cho người sử dụng và rất dễ xãy ra lỗi. Do đó, nhà sản xuất rất ít hỗ trợ tính năng này vào các máy chấm công khuôn mặt, lòng bàn tay (Palm). Một phương pháp được áp dụng là dạng kết nối đồng bộ Cloud theo phương thức HTTP hay còn gọi là tính năng ADMS. Để bắt kịp theo công nghệ từ nhà sản xuất, phần mềm Wise Eye chúng tôi cũng đã nâng cấp lên phiên bản mới TAPusher 86 Server/Client để hỗ trợ cho quý khách hàng sử dụng máy chấm công tiện lợi và hiệu quả hơn